Giáo trình Di Ttuyền Số Lượng - GS.TS Bùi Chí Bửu
I. Mở đầu
Sự phát triển của khoa học di truyền bắt đầu từ những khám phá lại công trình của Mendel vào những năm 1900. Tuy nhiên lúc bấy giờ cũng có những nghiên cứu di truyền khác họat động rất tích cực: những nghiên cứu này đã góp phần vào sự phát triển ngành di truyền học. Đầu tiên là Francis Galton, ông cho xuất bản một công trình khái quát về phương pháp những phát hiện về Tính di truyền tự nhiên vào năm 1889. Sau đó Karl Rearsonvaf các học trò của ông đã tiếp tục công trình này. Nhờ công trình của họ, ngành toán thống kê được áp dụng vào trong sinh học, điều này được xem như là một sự kiện vĩ đại đánh dấu một bước phát triển vô cùng có ý nghĩa về sự trưởng thành của ngành sinh học số lượng ( di truyền số lượng ).
Sự thành công không trọn vẹn của công trình này trong vài trường hợp đã thừa nhận mục tiêu mà sự quan hệ giữa bố mẹ và con cái về tính di truyền khá rõ ràng. Chính Mendel tự thất sự thất bạn của mình do các thí nghiệm không xác định được số lượng mô hình khác nhau của những con lai, hoặc không sắp xếp được những mô hình theo các thế hệ phân ly của nó, hoặc khẳng định một cách chắc chắn các quan hệ có tính thông kê. Trong khi công trình của Galton có thể được xem như khắc phục được những vấn đề thuộc về thống kê, bản chất của những vật liệu mà ông chọn lựa giúp ông thành công trong việc xác định số lượng mô hình con lai, và các thế hệ phân ly của nó. Việc áp dụng của ông về các số liệu trên con người của một số gia đình và tổ tiên có quan hệ huyết thống cho thấy hết sức khó khăn, nhưng điều phải lựa chọn là những là những tính trạng đo lường được (tính trạng số lượng) như kích thước của một người cho phép ông xây dựng một quan điểm về các định luật di truyền. Những tính trạng này cho thấy có những biến thiên liên tục biểu thị trong một quãng khá rộng, ở giữa nó tập hợp một biểu thị chung nhất của gia đình hay quần thể , và tần suất của nó cao nhất so với hai cực biên. Sự phân bố tần suất của các biến số, đôi khi có dạng của phân bố chuẩn, nhưng trong vài trường hợp khác nó có dạng phân bố không đối xứng.
II Nội dung:
Phần mở đầu
Chương 1: Kiến trúc di truyền của một quần thể
Chương 2: Phân tích tính đa dạng về di truyền
Chương 3: Sự phân ly và liên kết có tính đa gen khả năng kết hợp & tương tác gen
Chương 5: Ưu thế lai
Chương 6: Chọn lọc trong di truyền quần thể
Chương 7: Tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Chương 8: Tính trạng số lượng trong chọn lọc tự nhiên
Tài liệu tham khảo
EmoticonEmoticon