Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Phần miềm phân tích số liệu thống kê IRRISTAT 7.2 (CROPSTAT 7.2)


Phần miềm phân tích số liệu thống kê IRRISTAT 7.2 (CROPSTAT 7.2)


      I.            Giới thiệu về IRRISTAT

IRRISTAT là bộ chương trình xử lý số liệu thống kê của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế. đây là bộ chương trình quen thuộc với các cán bộ ngành trồng trọt, phục vụ thiết thực cho việc bố trí thí nghiệm và xử lý kết quả nghiên cứu về lúa và các cây trồng khác. Nội dung và cách dùng IRRISTAT ver. 92-đã được giới thiều trong tập sách tin học cho Cao học các ngành sinh học của trường đại học Nông nghiệp IRRISTAT lúc đó gồm các phần: 1.Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng với 4 kiểu chính: hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD), khối ngẫu nhiên (RCB), chia ô (Split-plot), chia băng (Strip-plot). Mỗi kiểu có thể có 1, 2 hoặc nhiều nhân tố (ngoài khối coi là một nhân tố dặc biệt, thực chất là một hạn chế do điều kiện không thể lựa chọn nhiều ô thí nghiệm đồng nhất). Phần ngày giúp cho việc thết kế các thí nghiệm như chia khối, chọn kích thước ô, sắp xếp ngẫu nhiên các ô theo yêu cầu của kiểu thí nghiệm. 2.Phân tích phương sai 4 kiểu thí nghiệm trên, ngoài ra còn có 2 phần Pooled ANOVA và Combined ANOVA để liên kết các kết quả thí nghiệm trên nhiều vùng, qua nhiều năm hoặc cân đo nhiều đợt. Sau khi phân tích phương sai có thể so sánh các trung bình qua 2 phương pháp chính là LSD và Duncan, có thể đi sâu hơn để đánh giá một số kết quả thông qua phương pháp lập các tương phản. Phần này viết tỉ mỉ sát với nội dung Statistical Procedures for Agricultural Research của Kwanchai A.Gomez & Arturo A.Gomez của viện nghiên cứu lúa quốc tế. 3.Tương quan, hồi quy tuyến tính và đa thức. Phần này có phân tích hồi quy đơn, hồi quy bội tuyến tính, hồi quy đa thức, sau khi tính các hệ số hồi quy có bảng phân tích phương sai và phân tích phần dư. 4.Một số tiện ích để quản lý số liệu như sao chép tệp, biến đổi số liệu. Nhìn chung đây là bộ số liệu cỡ trung bình, thiết thực cho phân tích số liệu trong các thí nghiệm về cây trồng. Tuy nhiên, chương trình còn nhiều nhược điểm như chạy rất chậm, có quá nhiều câu hỏi mà người dùng nếu không được hưỡng dẫn đầy đủ hoặc không có tài liệu chi tiết thì không dùng được, phần trợ giúp hầu như không có, vẽ thô sơ và xấu, nội dung hẹp (chỉ bao gồm những vấn đề cơ sở của môn thống kê sinh học) chưa đáp ứng được các yêu cầu mới trong nghiên cứu nông nghiệp.

   II.            Các mô hình phân tích chính.

  •          Qun lý s liu bng spreadsheet
  •          Trang ghi kết qu
  •          Phân tích phương sai
  •          Phân tích hi qui
  •          Phân tích nh hưởng ca ging và môi trường
  •          Phân tích di truyn s lượng
  •          Phân tích theo nhóm
  •          V đồ th

         Ngu nhiên hóa sơ đồ thí nghim, phương sai ca trung bình nhiu nhân tđa thc trc giao.

[Dowload]


EmoticonEmoticon